Trong bối cảnh ý thức sinh thái ngày càng nâng cao, thị trường toàn cầu về nhựa sinh học được kì vọng bùng nổ trong vòng 5 năm tới, nhờ nhu cầu đối với sản phẩm sustainable đang tăng vững chắc, từ cả người tiêu dung cũng như từ các thương hiệu. Bên cạnh đó là những nỗ lực liên tục của ngành công nghiệp nhựa sinh học nhằm phát triển những vật liệu tiên tiến, với các đặc tính và tính năng được cải thiện. Tuy vậy, chi phí sản xuất cao khi so với nhựa dầu mỏ truyền thống và sự thiếu hụt các cơ sở tái chế và composting vẫn đang tồn tại như là những thử thách lớn nhất đối với nền công nghiệp nhựa sinh học.
Mặc dù vậy, tương lai của thị trường nhựa sinh học châu Á là sáng sủa và đầy hứa hẹn. Trung Quốc là nhà sản xuất nhựa sinh học lớn nhất thế giới và sự gia tăng sản lượng là do chính sách của chính phủ thúc đẩy cấm nhựa sử dụng một lần ở các tỉnh quan trọng như Thượng Hải, Hải Nam, v.v. Các qui định và sự quan tâm của người dung đối với sản phẩm thân thiện môi trường đã hấp dẫn các nhà sản xuất thiết lập nhà máy tại các tỉnh này. Tháng 6-2019, rác thải nhựa đại dương là một trong các chủ đề của hội nghị thượng đỉnh G20. Nhật bản thì mới ban hành chính sách tới năm 2035 sẽ tái chế 100% nhựa mới, và thúc đẩy sử dụng nhựa sinh học có nguồn gốc thực vật và các vật liệu có khả năng phân hủy sinh học. Gần đây, chính phủ Nhật còn công bố 1 qui định mới về túi đi chợ, trong đó các nhà bán lẻ tính phí túi nhựa đưa cho người tiêu dùng, kể từ tháng 7-2020. Chính phủ Thái đã phê duyệt việc giảm thuế cho các chuỗi nhà hàng ăn nhanh và chuỗi bán lẻ thu mua bao bì nhựa sinh học compostable từ các nhà sản xuất địa phương. Nhiều nhà đầu tư cũng đang làm việc để thiết lập 1 cơ sở composting. Chính phủ Indonesia chi 1 tỷ $ để giảm 70% rác thải ra đại dương, tính tới 2025. Gần đây, chính quyền đảo Java còn bắt tay vào sứ mệnh thay thế bao bì nhựa bằng nhựa sinh học làm từ vỏ sắn…