Xét về quá trình sản xuất. Chỉ cần 220 lít nước để sản xuất 1000 túi nilon trong khi đó phải dùng 3800 lít nước để sản xuất túi giấy với cùng một số lượng đó. Mức năng lượng để sản xuất túi nylon và mức phát thải khí nhà kính cũng thấp hơn so với sản xuất túi giấy.
Xét về tái chế. Túi giấy cần sử dụng nhiều hóa chất để tẩy trắng và phân tách các sợi. Việc ngâm trong hóa chất sẽ làm cho giấy được phân rã thành bột giấy, sơ giấy và nhiều tạp chất khác. Bột giấy được lắng đọng lại và tiếp tục được tẩy sạch mọi tạp chất. Trong khi túi nilon thì chỉ cần quá trình nóng chảy và tái sản xuất. Sau khi qua dây chuyền tái chế, sẽ được xay nhỏ, rửa sạch, sau đó ép thành khối kiện để làm nguyên liệu cho tạo hạt nhựa.
Như vậy trong sản xuất và tái chế thì túi nilon tốt hơn túi giấy.
Tuy nhiên, ở Việt Nam với thói quen mua, bán hàng sử dụng túi nilon để đựng hàng rất phổ biến. Thậm chí là người dân có thói quen lạm dụng túi nilon. Một lượng lớn túi nilon sau khi sử dụng sẽ thải ra môi trường và mất cả trăm năm mới có thể phân hủy.
Tại các nước phát triển quy trình thu gom và tái chế được thực hiện theo quy trình khoa học. Tác động của túi nilon tới môi trường được giảm đi đáng kể.
Nhưng ở Việt Nam, cơ sở vật chất để thực hiện tái chế còn rất hạn chế. Từ khâu phân loại rác thải, ý thức phân loại rác thải từ các hộ gia đình còn hạn chế. Nếu phân loại xong thì đến đơn vị thu gom rác thải cũng chưa có đủ nguồn lực để phân loại và xử lý rác. Rác thải chủ yếu xử lý bằng chôn lấp hoặc đốt thủ công, gây ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, theo quan điểm người viết, với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc sử dụng túi giấy thay thế cho túi nilon là giải pháp thân thiện với môi trường hơn